Ask @bclimax

Sort by:

LatestTop

Previous

“Nếu bạn không nghĩ mình vĩ đại thì bạn sẽ không bao giờ vĩ đại được. Tôi đã biết bạn rất vĩ đại từ rất lâu rồi”

Cảm ơn bạn ♡ Tôi cũng biết mình có một cặp giò vĩ đại từ rất lâu rồi.

People you may like

Ramy_samy_Elariny’s Profile Photo Ramy Samy ElAriny
also likes
hshetoos’s Profile Photo SH3TOOS
also likes
Mariamdashtii63’s Profile Photo MForMe
also likes
merroosamy’s Profile Photo somebody✌
also likes
ESRAAAYMANHAMADLLA’s Profile Photo Esraa hamadlla
also likes
bilia3’s Profile Photo نبيل
also likes
Jadeeeann’s Profile Photo Jadeee_X
also likes
punkstahAlee_2’s Profile Photo Ali
also likes
EngEmam’s Profile Photo Mahmoud Emam
also likes
rahmatarek4’s Profile Photo رحمة طارق
also likes
Nadahosamxx’s Profile Photo Nada Hosam ❄
also likes
Medokhaled9438’s Profile Photo @M.A.Y.A.D.A♕!"
also likes
sarah1190121042’s Profile Photo S
also likes
khizarking779574’s Profile Photo KheZee
also likes
maryamzaib7777’s Profile Photo Maryam
also likes
Nouran12317986’s Profile Photo نوران
also likes
KaRiMaN58855’s Profile Photo KaRiii
also likes
Want to make more friends? Try this: Tell us what you like and find people with the same interests. Try this: + add more interests + add your interests

Nhờ đọc cuốn này em thấy triết học cũng không quá khó hiểu :D , vài cuốn khác của bác Bạt em xem mục lục thì giống kiểu nhiều bài add vào để thành 1 tạp chí chứ không focus 1 chủ đề chung ấy? . Anw cảm ơn chị vì lời giải thích again ạ.

BravePhan123’s Profile PhotoPhuong Anh
Tuy là Cội nguồn cảm hứng cũng đã được xếp vào dạng khó đọc, nhưng so với những công trình triết học kinh điển thì đúng là quang hợp tri thức từ quyển này dễ dàng hơn nhiều :))
Chị có gần như hết mọi đầu sách của bác Bạt ở nhà (10/12 cuốn) :)) Chị chỉ mới đọc được 5 cuốn (gồm Gạo và Sạn, Đối thoại với tương lai (2 tập), Con người là tinh hoa của nhau, và Cội nguồn cảm hứng). Ngoài Cội nguồn cảm hứng thì 4 quyển còn lại đều là tuyển tập những cuộc trò chuyện, đối thoại giữa bác Bạt và những học giả, những người trẻ tuổi, những người quan tâm đến các khái niệm bác đưa ra trong các tác phẩm của mình.
Nếu nghiêm túc đọc em sẽ thấy, các bài phỏng vấn này đều xoay quanh các chủ đề rất cơ bản với một đất nước, và với một con người: đó là "Tổ chức và rèn luyện nền Dân chủ", và "tổ chức lại nền Giáo dục" :) Quanh 2 chủ đề lớn này là những khái niệm đã được bác Bạt đề cập đến trong Cội nguồn cảm hứng: Tự do, tự lập, tự trọng, Hạnh Phúc, lương thiện, Văn Hóa,... Dù là trong cuộc đối thoại nào, thì bác Bạt cũng sẽ dẫn dắt để buổi nói chuyện trở về những hạt nhân cơ bản này :> Vậy nên với chị thì chúng khá thống nhất và xoay quanh một (vài) chủ đề chung :>
Nếu Cội nguồn cảm hứng là quyển đầu tiên của bác Bạt mà em đọc, thì chúc mừng em :)) Vì sau khi đọc xong quyển này, em sẽ hiểu rất thấu đáo những quyển khác của bác. Chưa kể sẽ hiểu thấu đáo các tác phẩm học thuật nói chung nữa ~

View more

Chị ơi, em đang đọc Cội nguồn cảm hứng của bác Nguyễn Trần Bạt, đến đoạn Năng lực tự giải phóng có câu này em chưa hiểu lắm '' Hành trang đi vào tương lai càng nhẹ càng tốt. Tương lai có hành trang của nó và nó cung cấp ngay ở của mỗi một ngày cho chúng ta''

BravePhan123’s Profile PhotoPhuong Anh
"...Em không cắt nghĩa được '' hành trang của tương lai'' và '' cung cấp ngay ở cửa mỗi một ngày'' . Chị có thể giải thích rõ hơn cho em được không ạ :D, tại em vô tình đọc được list sách mà chị recommend trong đó có quyển này. Many thanks ạ!"
----------------------------------------------------------
Chào em~
Chị xin lỗi vì trả lời ask của em muộn thế này :( Ngay khi em gửi, chị vẫn đang trong quá trình đọc, và tháng này chị còn phải thi Học kì nữa nên đến hôm nay mới xong được chương 7 - chương có đoạn em hỏi đây.
Cội nguồn cảm hứng là một quyển khá khó đọc, đúng không ._. Chị sẽ giải thích cho em theo ý hiểu của chị nhé.
Chương 7, tên của nó là "Biện chứng của quá khứ". Bác Bạt chủ yếu nói về hiện tượng con người bị sa lầy vào những thành tựu của mình trong quá khứ, say sưa với nó, và vì vậy nên họ không đủ can đảm dứt ra khỏi quá khứ để đi đến tương lai. Vậy nên bác mới viết phần "Năng lực tự giải phóng", đề xuất rằng mỗi người cần phải tự mình bứt ra khỏi quá khứ thì mới "đi vào tương lai" được.
Một người quá say mê với quá khứ của mình là một người tôn sùng nó, tin rằng những giá trị trong quá khứ là những giá trị tốt nhất, hoàn thiện nhất, từ đó họ nảy sinh định kiến, và rồi bảo thủ sống trong hào quang quá khứ của mình. Một đầu óc bảo thủ là một đầu óc bị cố định vào những quan niệm cũ. Người bảo thủ là những người rất khó phát triển, vì họ KHÔNG DÁM khước từ những suy nghĩ đã cố định của mình, để đón nhận những tư tưởng mới, thích-nghi với cuộc sống mới ở hiện tại. Với sự bảo thủ từ quá khứ đó, họ rất khó "đi vào tương lai", rất khó phát triển. Vậy nên bác Bạt mới bảo rằng, "Hành trang đi vào tương lai càng nhẹ càng tốt", ý nói chúng ta phải biết rũ bỏ những định kiến, rũ bỏ sự bảo thủ đang kìm hãm sự phát triển của chúng ta.
Chia tay với quá khứ không hề đồng nghĩa với việc vứt bỏ mọi giá trị tốt đẹp của mình, bởi theo bác Bạt thì cuộc sống luôn đủ đầy những giá trị tốt đẹp cả ở trong HIỆN TẠI. "Tương lai có hành trang của nó và nó cung cấp ngay ở của mỗi một ngày cho chúng ta''. Vậy nên để phát triển, con người phải dũng cảm chia tay quá khứ, trân trọng và nâng niu những tinh túy của cuộc sống hiện tại, và có tâm thế hào hứng thiết kế tương lai của mình.
Đây là quyển theo chị là rất khó đọc của bác Bạt, bởi nó là một tiểu luận khoa học, chứ không phải là đối thoại và bình luận như nhiều quyển khác của bác. Em hãy cứ xem giải thích của chị như một sự tham khảo :)) Hy vọng chị đã hiểu đúng ý của bác.

View more

Em thấy nhiều người bảo DAV phân biệt giàu nghèo quá chị Lem ơi...

Hmm~
Chị cho là, sự khác nhau về chất lượng cuộc sống, về k/năng tài chính của gia đình là 1 sự khác biệt mà những đứa tuổi chị, tuổi em, k-thể-chối-bỏ hay cố-gắng-dung-hòa được.
Đầu năm nhất, chị kết bạn với 1 bạn này, gia đình rất giàu và bạn ấy sống k khác gì công chúa. Bạn ấy k bh phải lo nghĩ về vật chất: thèm ăn gì sẽ vô tư đi ăn (mà đồ ăn bạn ấy "thèm" thì k phải quà bánh rẻ tiền), thích giày áo mĩ phẩm nào sẽ hồn nhiên chi tiền triệu, thậm chí chục triệu để có. Chị là con 1 gia đình trung lưu, luôn phải suy nghĩ về từng đồng lẻ gửi xe đi học, ăn sáng ở nhà để đỡ tiền, ăn trưa chỉ dám tiêu 15 20k:)) Bạn ấy và chị ban đầu chơi rất vui, nhưng sự khác biệt về cách-sống nảy sinh rất nhanh sau đó. Chị k đủ đ/kiện để đi những cuộc đi chơi bạn ấy rủ. Bạn ấy ngạc nhiên khi chị dùng 1 thỏi son bình dân, chị ngạc nhiên khi bạn ấy đeo túi xách chục triệu đi học. Cứ thế, bọn chị bớt thân dần.
Bạn ấy là một ng bạn đáng yêu, nhưng chị không đủ giàu để iêu bạn ấy =)) Chị cũng k có lí do bắt bạn ấy phải sống giản dị đi khi bạn ấy có đ/kiện cho 1 chất lượng sống cao hơn. Vậy nên CHỊ CHỦ ĐỘNG lùi lại để cả 2 có thể tìm kiếm những tình bạn khác với những ng giống-mình hơn, khiến mình thoải mái hơn.
Điều chị muốn nói qua trải nghiệm này là, phân biệt giàu nghèo nó xảy ra rất tự-nhiên từ những chuyện bình thường như thế. Em ở mức sống nào, em sẽ có nhu cầu kết bạn với những người ở mức ấy. Và sự phân biệt THƯỜNG nảy sinh khi em ở "mức dưới", như chị. Đó là cái nhạy cảm và chủ-động của những người đứa k dư dả. Các bạn giàu toàn là những ng đáng yêu cả. Các bạn rất vô tư chơi với mọi ng và chả xa lánh phân biệt ai bao h. Sự PHÂN BIỆT, nó có nhiều ở những đứa "ít giàu hơn", vì chúng nó có cái "thiếu" để suy nghĩ và vô-thức hình thành mặc cảm. Con những đứa giàu, chúng nó k thiếu nhiều, nên chúng nó k nghĩ về điều đó nhiều.
Vậy nên theo chị, Ở DAV CÓ PHÂN BIỆT GIÀU NGHÈO. Nhưng k có bọn nhà giàu hống hách kiêu kì, mà là có rất nhiều đứa trung lưu nhạy cảm ;)

View more

Hồi bước chân vào Ngoại giao vốn Tiếng Anh của chị như nào ạ? ( nhất là phần giao tiếp & phát âm ấy chị )

Về cơ bản chị luôn nghĩ tiếng Anh của chị trước khi vào Ngoại giao lởm khởm, vì cả nguyên nhân khách quan và chủ quan: Chị được giáo dục sai và chị không có ý thức học.
Bố mẹ chị không chủ động đầu tư để chị học tiếng Anh sớm, nên như phần đông trẻ con ở Quảng Bình sinh năm 97, đến lớp 4 chị mới bắt đầu học tiếng Anh. Các cô ở Quảng Bình dạy chị phát âm sai, nên những khuyết tật về phát âm hằn rất sâu (vì chị còn bé) và trở nên khó sửa về sau. Lên cấp 2 chị học ở một trường thuộc ngoại thành Hà Nội, nhà trường không đầu tư vào việc dạy tiếng Anh, giáo viên lên lớp rất đối phó (trường cấp 2 của chị rất hư nên giáo viên không có nhiệt tình với việc dạy, chị không hề trách các cô). Những năm tháng lí tưởng nhất để học ngoại ngữ của chị coi như hoàn toàn bị phí bỏ.
Về bản thân chị thì =)) Chị là học sinh chuyên Văn, từ cấp 1 đã vào đội tuyển Văn, và chả hiểu từ đâu chị có suy nghĩ là, "học tiếng Anh sẽ làm mòn tiếng Việt" =))) Thế nên chị không có ý thức học tiếng Anh để "giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt" =))) Khi vào đội tuyển quốc gia Văn tư tưởng này còn mạnh hơn :)) Nên là, từ lớp 1 đến lớp 12, việc học tiếng Anh của chị rất thụ động, đối phó, không liên tục. Chị chỉ thực sự chăm chỉ vào 2 giai đoạn cực-ngắn: trước khi thi cấp 3 và trước khi thi Đại học.
Nên về giao tiếp và phát âm, chị hoàn toàn không được cọ xát và thực hành. Sau khi vào Ngoại giao chị mới có cơ hội để mài dũa hai kĩ năng này. Không chắc đã hơn ai, nhưng ít ra là đủ để chị thấy (tương đối) lọt tai và được loại A môn Speaking ở DAV :))
Gửi em hình ảnh minh họa là email báo điểm thi Nói giữa kì vừa rồi từ thầy Brian :))

View more

Hồi bước chân vào Ngoại giao vốn Tiếng Anh của chị như nào ạ  nhất là phần giao

những lúc buồn chán cậu hay làm gì

Cậu đang chán lắm đúng không vì cậu thậm chí còn không thèm viết hoa đầu dòng và để chấm hỏi cuối câu cho tớ :'(
Nếu mà cậu đã thực sự buồn chán í, thì cậu chả thiết làm gì.

Chị Lem ơi, em đang ở trong một giai đoạn khó khăn, việc thi đại học, việc gia đình, sức khỏe, tài chính, các mối quan hệ đều tệ. Em nghĩ, nên bắt đầu cố gắng từ bản thân mình trước, nhưng em không biết nên bắt đầu như thế nào. Bây giờ, khi làm bất cứ việc gì em đều có cảm giác như là "ôm nước" ấy

:(
Lời khuyên của chị là, em hãy chọn giữa tất những điều đều-quan-trọng đó, một điều dễ-cải-thiện-nhất, và dốc hết sức em để làm nó tốt lên.
Tốt nhất hãy bắt đầu từ sức khỏe của em. Cải thiện nó, dần dần khiến nó tốt lên. Khi một thứ đã tốt hơn rồi, em sẽ có động lực để cải thiện những thứ tiếp theo, rồi tiếp theo, rồi tiếp theo nữa :> Mọi chuyện sẽ dần tốt hơn nếu em kiên nhẫn và tin tưởng. Mọi người trên thế giới này đều thay đổi cuộc sống của họ như vậy, kiên nhẫn và tin tưởng, chẳng có bí quyết nào hơn đâu.
À và, link facebook của chị được để ở phần bio. Nếu em mệt mỏi và cần một người để chuyện trò :>

Chị làm thế nào để vượt qua quãng thời gian năm cấp 3 của chị vậy ạ vì em thấy mệt mỏi lắm rồi, bạn bè, thầy cô, gia đình, tất cả chẳng còn quan trọng nữa. Em chỉ muốn chết đi thôi.

Chị bắt đầu bằng việc nhận thức rằng, tất cả những sự tệ hại hiện thời chỉ là một-giai-đoạn. Cảm giác muốn chết vì những sự tệ hại đó cũng chỉ là một-giai-đoạn.
Có thể em đã nghe đâu đó rằng, kẻ mạnh nhất là kẻ đã tái sinh từ chính tàn tro của tâm hồn mình. Chị biết rằng nếu chị sống sót qua giai đoạn này, sẽ chẳng nhiều điều có thể khiến chị suy sụp được nữa. Vậy nên chị cố cầm cự với hiện tại, chị phản kháng từng ngày với các suy nghĩ tiêu cực, và rồi cứ thế, chị vượt qua dần dần.
Và chị mạnh mẽ hơn. Và chị hạnh phúc hơn. Và chị yêu bản thân chị hơn.
Chị muốn nhắc em một điều này. Có thể những cảm giác em có về thầy cô, về bạn bè, về những sự "chẳng còn quan trọng nữa" của họ, là đúng. Khi giai đoạn này qua đi, có thể em sẽ gặp những thầy cô khác, những bạn bè khác, những người làm em cảm thấy mình thuộc về.
Nhưng Gia Đình thì khác. Gia Đình luôn quan trọng. Có thể em đang nhíu mày khi đọc đến dòng này. Nhưng em CẦN nhận thức ra điều đó dù em có chán ghét bố mẹ hay anh chị em của mình đến thế nào. Chị từng cực kì muốn cắt đứt kết nối với gia đình. Nhưng rồi chị PHẢI nhận ra, rằng bố, hay mẹ, hay em trai chị, họ có thể không HIỂU các suy nghĩ của chị, không đồng-cảm được với chị, nhưng dù chị có khó hiểu và đáng thất vọng đến thế nào, thì họ vẫn LUÔN yêu chị, thương chị, sẵn sàng hy sinh vì chị, vô-điều-kiện.
Vậy nên chị đang tha thiết nói với em rằng, hãy cho gia đình một cơ hội để được hiểu, được yêu và được che chở em.

View more

Lem thấy bản phim của The Great Gasby thế nào ạ? Với cả quyển The Catcher in The Rye Lem đọc bản dịch của Nhã Nam chưa ạ? (Em khác thắc mắc về chất lượng dịch quyển này.)

Chị ghi nhận sự xuất sắc về nhiều mặt của bản phim The great Gatsby, nhưng chị thích đọc truyện hơn, vì chị cảm nhận trọn vẹn các nhân vật khi họ ở trong truyện hơn, cũng chẳng lạ, đúng không :>
Còn Catcher in the Rye, bản dịch Bắt trẻ đồng xanh của dịch giả Phùng Khánh chị cho là hay, vì nó bám sát tinh thần của bản gốc, nó tỏ ra rất hiểu nhân vật, và dịch giả triển khai ngôn ngữ rất sống động mượt mà, không bị gồng, không khiên cưỡng.
Vì Dịch là một công việc nhọc nhằn, nên chị tiếp nhận các bản dịch với thái độ khá cởi mở, đầy trân trọng và không quá khắt khe. Có thể em đối chiếu bản gốc và bản dịch không thấy thật ưng, nhưng với chị, dịch giả Phùng Khánh đã hoàn thành tốt quyển này rồi :>

Sao chị Lem có thể tự tin giao tiếp vậy, gần như trong cách chị giao tiếp không hề gặp một sự e thẹn hay trở ngại nào , lại còn gây thiện cảm tốt nữa :3

Thiệt sự? :((
Em có chắc là em từng gặp chị ngoài đời chưa đó? :((
Nếu mà đúng là em đang nói đến "giao tiếp ngoài đời" thì chị Lem vô cùngg cảm ơn em vì đã nghĩ thế ;_; Chị vốn không giỏi giao tiếp, mọi thứ đều xuất phát từ việc quan sát, học hỏi từ những người khéo léo xung quanh, và rút kinh nghiệm để bản thân đỡ bối rối vụng về thôi ._.
Cũng qua quá trình quan sát đó chị nhận ra là, không khó để gây được thiện cảm với mọi người khi giao tiếp đâu ~ Em không cần phải là người hoạt ngôn, cũng chả cần là người chủ động dẫn dắt đối thoại, chỉ cần em cười-nhiều, chú-tâm vào cuộc nói chuyện, và có thói quen để-ý, ghi nhớ các tiểu-tiết từ người đối diện thôi, là họ đã rất rất yêu quý và muốn làm bạn với em rồi :>

Tớ thấy sách Lem đọc thường rất khó ngấm hic. Ví dụ như quyển Tôi có quyền hủy hoại bản thân chẳng hạn. Tớ là người rất thích đọc sách nhưng mà phải là mấy quyển đọc dễ ngấm tí cơ =)))) Lem có thể giới thiệu cho tớ vài quyển được hôngggg.

:))) Lem hônggg biết ạa tại mọi quyển Lem thích đọc thì đều dễ ngấm với Lem huhu làm sao đâyy :))
Tớ cảm thấy có kết nối với quyển "Tôi có quyền hủy hoại bản thân", và "ngấm" nó, là bởi vài chuyện không vui tớ từng trải qua. Não tớ bị hấp dẫn bởi những câu chuyện như thế, với những nhân vật như thế, hầy... :)) Não trạng mỗi người một khác, dễ hấp thụ với người này có thể sẽ là phức tạp với người kia. Nên cậu đừng nghe lời khuyên đọc sách của Lem ._. Não mỗi người đều đặc biệt hoặc kì cục theo một cách riêng :)) Cậu nên dành thời gian tự nghiên cứu những điều khiến não cậu nảy sinh hứng thú, rồi dành một ngày ở phố sách lục lọi và đọc về những điều đó xem sao :>

Chị ơi chị có thể chia sẻ những tài liệu nào chị đã đọc để tìm hiểu về Jazz và văn hóa Mỹ không ạ? Em cảm ơn ạ.

Hmmm sẽ là một câu trả lời dài đây...
Về Jazz: Thiệt sự chị lướt hếttt mọi thứ có thể tìm thấy khi em gõ "Jazz" lên google thôi :)) Có những bài cảm nhận trong các blog cá nhân, có tổng quan từ wiki, có những bài giới thiệu trên trang web của các học viện Jazz ở Mĩ, có tiểu sử của những nghệ sĩ Jazz nổi tiếng,... Chị cứ đọc và note ra các ý chính (kèm nguồn). Tư liệu thì ngồn ngộn nhưng nguồn tin cậy thì không quá nhiều (đòi hỏi khả năng chọn lọc của em khi đánh giá website). Cũng mất vài ba ngày để bơi qua hết chỗ này...
Bên cạnh đó, để hiểu Jazz thì em phải nghe nhiều Jazz (chị thì không thấy đây là việc PHẢI làm vì chị vốn mê Jazz rồi) :>
Có một vài tác phẩm văn học em có thể tìm đến để hiểu hơn về Jazz, như là tuyển tập truyện ngắn Dạ khúc của Kazuo, Bedtime eyes (Đôi mắt ấy vẫn ở trên giường) của Amy Yamada,...
Em cũng có thể xem The Great Gatsby, hoặc nếu em kiên nhẫn và chịu khó hơn, thì xem The sky's the limit (1943), mọi bài hát trong phim này đều trở thành kinh điển, đặc biệt là 10 phút cảnh gần cuối, bài "One for my baby".
Còn về lịch sử và văn hóa Mĩ, chị đọc hết những công trình nghiên cứu có thể tìm thấy của Thạc sĩ Trịnh Sơn Hoan, trong đó chị đặc biệt yêu thích bài viết của thầy trên tạp chí Triết Học, tên là "Nước Mĩ và sự hình thành tính cách Mĩ". Ngoài ra chị còn đọc các tiểu luận văn hóa và các bài phỏng vấn về Hoa Kì của bác Nguyễn Trần Bạt, bài viết chị yêu thích nhất là "Tính lạc hậu tương đối của Văn hóa".
Và tất nhiên không thể không tìm hiểu văn hóa Mĩ qua văn học và điện ảnh Mĩ. Huhu nhiều lắm kể cho em vài thứ cực cực tiêu biểu nha. The Great Gatsby của Scott Fitzgerald - PHẢI đọc, Catcher in the Rye của J. D. Salinger - PHẢI đọc, và trời ơi có điên không mà quên xem Rebel without a cause (1955) có James Dean chứ ;_;

View more

C HM nghĩ sao khi 1 chị khá xinh & tài năng nhưng lại k muốn mn biết quê gốc mình, muốn mn nghĩ mh gốc HN???

Ask.fm cho người hỏi đến 300 kí tự cơơ mà sao phải viết tắt một cách tiết kiệm (và khó đọc và khó-để-chịu-đọc) thế em? :(
Nhưng vì đã chịu khó đọc rồi nên chị Huyền Minh sẽ trả lời em~
Không phải ai cũng tự hào vì nơi mình sinh ra. Bởi vì không phải ai cũng có thể yêu một giá trị ngẫu-nhiên mà họ KHÔNG được quyền lựa chọn. Chị vẫn nhớ hồi chị 18 tuổi đọc Diễn từ Nobel của nhà văn Mario Vargas Llosa, ông bảo ông khinh thường chủ nghĩa dân tộc bởi "nó biến một sự kiện hoàn-toàn-ngẫu-nhiên là nơi-sinh của người ta thành giá trị cao NHẤT, thành ưu thế về mặt đạo đức và bản thể". Ông cho rằng thật vô lí khi người ta ngẫu nhiên được sinh ra trên một mảnh đất và rồi tôn sùng cái mảnh đất ngẫu nhiên đó. Tương tự vậy, người ta không có nghĩa vụ phải yêu và tự hào về quê gốc của mình. Đó là một thái độ có thể hiểu, và dễ dàng được chấp nhận bởi chị.
Tuy vậy, thái độ xấu-hổ và che-dấu quê gốc thì khác HẲN với điều chị vừa nói. Chị cho là không việc gì phải làm như vậy. Nó chỉ khiến người ta trông khốn khổ và đáng thương đi thôi... Dù chị không quá yêu hay tự hào về quê gốc của chị, nhưng chị chưa từng thấy xấu hổ, và sẽ không bao giờ thấy xấu hổ khi nói chị là người Quảng Bình :> Các bạn chị bảo chị trông như một đứa sinh ra và lớn lên ở Hà Nội, trông "Hà Nội hơn khối đứa hộ khẩu Hà Nội"=)), nhưng chị chưa bao giờ thấy vui vì điều đấy, chỉ nghe như một câu tường thuật, chứ không phải một lời khen :))
Và, dữ kiện "khá xinh & tài năng" chẳng thay đổi suy nghĩ này của chị ~

View more

Đổi lại hãy cho tớ đọc thử bài essay về nhạc Jazz và sự phản ánh văn hóa Mĩ của cậu đi :D Tớ là một fan bự của Scott Fitzgerald.

KienNguyen28’s Profile PhotoMéo chù
Nói đúng ra đó là một creative project (CP) lấy điểm cuối kì. Cô giáo Đất nước học Anh - Mĩ của bọn tớ hơi mệt với việc phải đọc những bài luận tràng giang đại hải được copy từ wiki về nên đã khuyến khích bọn tớ làm một sản phẩm sáng tạo, "miễn đừng là bài luận" =)) Sản phẩm cuối cùng của tớ đã nộp cho cô rồi, bản "essay" giữ lại trong máy thực ra chỉ là một written paper tớ viết nháp như dàn ý, để triển khai CP thôi.
Vì là "nháp" nên tớ không đủ tự tin gửi cậu =)) Tớ sẽ trình bày lại nó ở-đây, một cách đàng hoàng khúc chiết nhất có thể, coi như là lời cảm ơn của tớ tới cậu, vì Cole Porter :>
Tớ lấy ý tưởng cho CP từ quan niệm "Âm nhạc là tinh túy của một dân tộc". Với tinh thần này, tớ đọc các tài liệu về Jazz, về lịch sử Mĩ, sự hình thành tính cách Mĩ, từ đó tìm kết nối giữa nhạc Jazz và những thuộc tính điển hình của đất nước này.
1. Lịch sử của Jazz phản ánh lịch sử Mĩ: Jazz được những người nô lệ da đen đầu tiên đưa đến Mĩ, bằng những chuyến di cư đến Châu Mĩ sau cuộc Phát kiến Địa lí. Chính những chuyến di cư này đã làm nên nước Mĩ, và chính chúng cũng làm nên Jazz.
2. Sự đa dạng trong nhạc Jazz phản ánh sự đa dạng Mĩ: Jazz không phải một thể loại "thuần chất", mà là một phức hợp của Blues từ Tây Phi, nhạc cổ điển từ Âu Châu, những giai điệu và tiết tấu phức tạp của Phi Châu, phong cách ứng tấu của người Ấn Độ... Nên Jazz, cũng như nước Mĩ, là một melting pot - nồi hầm nhừ mọi chủng tộc và văn hóa, để hòa quyện chúng thành một giá trị chung :>
Ban đầu, Jazz được coi là âm nhạc của "tầng lớp thấp kém", bởi nó là sản phẩm của những nô lệ da đen, và nội dung của Jazz thời kì đầu chủ yếu là sex, bạo lực, thuốc phiện và ma túy. Nhưng rồi tầng lớp da đen thượng lưu và người da trắng dần yêu thích Jazz. Nó bắt đầu trở thành thứ âm nhạc được chơi theo cả cách "hàn lâm", được nghiên cứu trong các viện Jazz, và rồi trở thành niềm tự hào của âm nhạc Mĩ. Sự đón nhận của người Mĩ với nhạc Jazz, cũng chính là cách đất nước này mở lòng với sự đa dạng.
3. Tính ứng tấu của Jazz chính là linh hồn tự do của nước Mĩ: Khác hẳn với nhạc cổ điển, Jazz được đặc trưng bởi tính ứng-tấu - tức là khả năng tự do biến đổi giai điệu tùy thuộc vào sự sáng tạo và kĩ thuật của nhạc công. Jazz là sự phá bỏ khuôn mẫu, thiết lập những trật tự mới, và mỗi lần chơi lại là một lần sáng tạo của người chơi. Vậy nên Jazz là tự do vốn có của nước Mĩ.
4. Sự phát triển của Jazz đặc trưng cho sự phát triển của nước Mĩ: Chỉ trong chưa-đầy một-thập-kỉ kể từ khi được thu âm, Jazz - từ chỗ là một thể loại với xuất thân khiêm tốn - đã dần trở nên "sạch sẽ", đạt đến một trình độ tinh tế rất cao, và được biểu diễn theo cách chuyên nghiệp. Sự phát triển của nhạc Jazz và nước Mĩ có một điểm chung: Đều khởi đầu từ những người lao khổ say mê lao động, nhanh chóng trở nên rực rỡ, và rồi đạt đến hoàng kim.
Về cơ bản là vậy thôi :)) Kết luận thì chả có gì cao siêu~ Nhưng mà tớ quý lắmm vì là não và công đọc bao nhiêu tài liệu của tớ mà ;_;
Và cậu NÊN nói THÊM cho tớ về Scott Fitzgerald!

View more

Chị với anh Bim có thân thiết không ạ? Ý em là thường thì anh chị em trong gia đình sẽ kiểu không thích nhau xong hay cãi vã ý ạ. Anh chị có bao giờ cãi vã to không ạ?

Chị không nghĩ là có cặp chị em ruột nào có thể thân thiết như và hơn bọn chị được đâu. Bọn chị cực kì, cực kì gắn bó, từ khoảng cách vật lí, cho đến tình cảm, cho đến tâm linh luôn :))
Còn cãi nhau to í à :)) Ngày bé hai đứa sàng sàng tuổi nhau nên tất nhiên là có chứ :)) Chí chóe với đánh nhau suốt ngày. Còn lớn thì bọn chị xung đột kiểu khác. Đúng một lần.
Hồi chị 13 tuổi, Bim 11 tuổi, bọn chị cãi nhau một lần vào mùng 7 Tết. Và sau đó suốt 3 năm, bọn chị không-hề nhìn mặt hay nói chuyện với nhau. Không một câu. Thật sự :)) Đây là một quãng thời gian tệ.
Và từ sau đấy thì không và sẽ-không có bất kì cuộc cãi nhau nào nữa chị yêu Bim lắmmm ♡
Chị với anh Bim có thân thiết không ạ Ý em là thường thì anh chị em trong gia

Tại nhạc Jazz làm tớ liên tưởng đến Midnight in Paris, one of my favorite movie. Nhạc phim toàn của Cole Porter không à :D Have fun.

Tớ biếtt vì hôm qua tớ đọc biography của Cole Porter trong khi nghe các bài hát, và chắc là phải chóng xem Midnight in Paris thôi, tớ để phim trong list "phải xem" từ hồi nàoo nhưng cứ chần chừ mãi chưa bắt đầu được :(
Tớ cảm ơn cậu nhé :> Nếu cậu còn Jazz hay hãy cho tớ nữa nha :)) Tớ nghe nhạc kiểu ăn chậm nhai kĩ, đã mê bài nào hay mê ai thì sẽ nghe đi nghe lại chừng đấy ca khúc chừng đấy người, nên phổ nghe Jazz không thật rộng đâu tớ nghĩ vậy :))

Cậu có nghe nhạc của Cole Porter không ?

Hôm qua sau khi nhận câu hỏi của cậu, tớ dành buổi tối để nghe Cole Porter.
Bây giờ tớ được trả lời là tớ CÓ nghe Cole Porter rồi nè :)))
Và tớ thích quá. Hợp tai tớ lắm :'( Cảm ơn cậu nhé ♡
Liked by: Mẫn Mẫn

chị học tiếng bắc như thế nào ạ

Chả có gì để học í tự nhiên thôi em :)) Từ bé ngày nào cũng nghe thời sự nên chị chuyển giọng khá đơn giản thôi :>

LÝ DO NÀO KHIẾN CHỊ THÍCH NHẠC JAZZ THẾ Ạ? CHỊ HÃY TRẢ LỜI ĐI VÌ EM ĐÃ CAPLOCKS R ĐẤY! À CẢ CHẤM THAN NỮA CHỨ!!!! TÓM LẠI LÀ TẠI SAO CHỊ LẠI THÍCH NHẠC JAZZ?

!!! :))) CHỊ PHẢI BÀY TỎ SỰ HỐT HOẢNG VÌ CÂU HỎI NHƯ GÀO THÉT VÀO MẶT NÀY CÁI ĐÃ!!!
Trả lời emmm: Trong tất cả các thể loại nhạc, chị thích nhất là Jazz. Đặc biệt là Jazz Mĩ, của Chet Baker.
Chị bắt đầu nghe Jazz từ năm 14 tuổi. Thời đó chị đọc một tuyển tập truyện ngắn (chỉ gồm 5 truyện) về âm nhạc, tên là Dạ khúc, của tác giả Kazuo Ishiguro. Cả 5 truyện ngắn này đều viết về Jazz, theo những cách tinh xảo và buồn bã khác nhau. Chị đã đi theo mạch truyện và nghe hết những bài hát được nhắc đến theo từng sự kiện. Đó là tiếp xúc đầu tiên của chị với Jazz.
Kể từ đó chị đã nghe Jazz một cách rất say sưa. Chị thích Jazz Mĩ của những thập niên đầu tiên, và chị thích Chet Baker hát Jazz, thích Thelonious Monk đánh Jazz,... Chị rung động bởi rất nhiều nghệ sĩ, rất nhiều bản nhạc, rất nhiều câu chuyện và cách kể chuyện. Chị thậm chí còn làm hẳn một essay rất công phu về "Nhạc Jazz và sự phản chiếu Văn hóa Mĩ" cho bài thi môn "Đất nước học Anh Mĩ" ở Học viện Ngoại giao. Và chị đã cực kì xúc động vào lần đầu tiên gặp được một người cũng thích Jazz và Chet Baker như chị ngoài đời. Em hiểu chị thích thế nào rồi đấy :'(

View more

Next

Language: English